Truyện Sáng Tác - nơi tụ họp những cây bút trẻ có đam mê sáng tác và mong muốn tác phẩm của mình được đón nhận. Hãy đến với chúng tôi và thỏa sức chia sẻ những tác phẩm do chính bạn sáng tác!




Được cảm ơn :
0
:
Ngày tham gia :
16/10/2015
:
Tuổi :
24
:
Đến từ :
phía Đông vườn Địa đàng
:
o0oSoio0o
o0oSoio0o

o0oSoio0o
Thành viên mới
  • Thành viên mới
Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia : 16/10/2015
Tuổi : 24
Đến từ : phía Đông vườn Địa đàng
THIÊN MỆNH


Tác giả: Trà Sữa aka Sói
Thể loại: Xuyên không, cổ trang, lịch sử,…
Pairing: Lý Chiêu Hoàng – Trần Cảnh
Tình trạng: On going
Rating: 15+

[Xuyên không- Dã sử] Thiên mệnh ?ui=2&ik=36eaaea690&view=fimg&th=150f1fdbf4267917&attid=0


Sử sách đôi khi chỉ là một trang giấy. Hậu thế đời sau sao có thể hiểu hết sự tàn khốc của dòng chảy lịch sử. Nó là dòng sông chảy xuyên suốt ngàn năm, có khi êm đềm thơ mộng, khi lại hung dữ tàn bạo, khi sáng tỏ như ánh trăng vằng vặc đêm rằm, khi lại mịt mờ đầy uẩn khúc như đêm đen không sao. Vẫn còn nhiều lắm những câu chuyện ám ảnh ta đến tận sau này.
-------------------------------------------------

Tháng 11 năm Kỷ Dậu (1009), Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Thuận Thiên. Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất, dời đô ra Thăng Long. Một nền thái bình thịnh trị bắt đầu từ đây.

Đến đời vua Lý Huệ Tông vì không có con trai nối ngôi nên đã truyền lại ngai vàng cho con gái là công chúa Chiêu Thánh. Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử để truyền ngôi cho. Vua xuất gia ở chùa  Chân Giáo trong đại nội.

Chiêu Thánh lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 1, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng tại vị 2 năm (1224 – 1225) rồi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Triều Lý trải qua 9 đời vua, tính từ Thái Tổ năm canh Tuất đến Chiêu Hoàng năm Ất Dậu tổng cộng 216 năm.

-----------------------------------------------------------------

Vũ đài chính trị đánh dấu sự ra đi của một vương triều, lại chào đón một vương triều mới bằng một cuộc hôn nhân giữa hai tâm hồn vô thức.

Máu không đổ, nhưng nước mắt đã rơi.

Tình thân, tình bạn, tình yêu tất cả đều như bị chôn vùi trong những mưu toan chính trị.

Hắn - Kim Long chờ ngày chuyển mình.

Nàng - Phượng Hoàng mất đi đôi cánh.

Phụ hoàng truyền ngôi, mẫu hậu lại hai tay dâng giang sơn cho ngoại thích, bề tôi ép phải rời vị, chồng cũ lại rao bán cho trung thần. Cuộc đời nàng là một chuỗi những bi thương nối tiếp bi thương. Hối hận lớn nhất trong cuộc đời nàng là đã quá yêu hắn.

Năm đó, hắn khôn khéo giấu đi đôi mắt đầy tham vọng, nhưng khí chất vương giả vốn đã thấm vào bên trong huyết quản sao có thể giấu đi. Mang theo khát vọng to lớn, mở ra một triều đại Đông A hào hùng hắn có nào ngờ lại có ngày nguyện ý bỏ lại lý tưởng cả đời chỉ mong được bên nàng như đôi phu thê bình thường, dù chỉ là một khắc.


*Lưu ý: Truyện dựa vào những sự kiện có thật trong lịch sử nhưng vẫn chỉ là hư cấu và theo trí tưởng tượng của tác giả. Vì xét cho cùng đây cũng chỉ là một câu chuyện được hư cấu nên xin đừng đánh đồng nó với chính sử.





Được sửa bởi o0oSoio0o ngày Sun Nov 15, 2015 11:28 pm; sửa lần 1.

Được cảm ơn :
0
:
Ngày tham gia :
16/10/2015
:
Tuổi :
24
:
Đến từ :
phía Đông vườn Địa đàng
:
o0oSoio0o
o0oSoio0o

o0oSoio0o
Thành viên mới
  • Thành viên mới
Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia : 16/10/2015
Tuổi : 24
Đến từ : phía Đông vườn Địa đàng
[PHẦN I: HOA QUỲNH TRONG ĐÊM]


PHẦN MỞ ĐẦU



[Xuyên không- Dã sử] Thiên mệnh 20130624101618_esr3k-thumb-600_0

Tháng 9, năm Kiến Gia thứ 8, 1218.

Gió mây vần vũ khắp thành Thăng Long. Dòng sông Hồng êm ả mọi khi hôm nay bỗng cuộn trào từng cơn sóng đục ngầu, tựa hồ như đang nổi trận cuồng phong. <Đoàng> một đợt sét lại nổi lên cơ hồ như muốn xé toạc mọi thứ. Trời vẫn không mưa.

“Người đâu! Người đâu!”

Giọng hét khản đặc vang vọng khắp điện Trường Xuân. Vị tổng quản thái giám hớt hải chạy vào, theo sau là ba, bốn nữ cung nhân sắc mặt biến sắc. Đợt sấm vừa rồi lại làm vị nữ chủ kia kinh động.

“Thái Hậu người không sao chứ ạ?”

Hứa Công công khom người, không dám nhìn thẳng vào phụng nhan chủ nhân, cung kính hỏi.

“Trời vẫn chưa mưa sao?”

Thái hậu họ Đàm để mặc cho đám tì nữ kia lau mồ hôi khắp người mình, đôi mắt vẫn đau đáu nhìn Hứa công công mong chờ một câu trả lời. Bà biết bản thân không nên mong chờ gì quá nhiều bởi lẽ từ sâu trong đôi mắt kia bà đã có câu trả lời rồi. Đàm Thái hậu thở hắt ra một tiếng. Hai năm rồi Đại Việt một trận mưa cũng không có, hạn hán kéo dài khiến cuộc sống của bách tính đã khổ lại càng thêm khổ. Triều đình mục nát, ngoại thích nắm quyền. Quân chủ lại đắm chìm trong mộng riêng. Giang sơn họ Lý rốt cuộc rồi sẽ về đâu?

“AAAAA!?!”

Tiếng hét thất thanh vọng từ Thanh Loan điện khiến Đàm Thái hậu nhất thời thoát khỏi dòng suy nghĩ mông lung do chính mình tạo ra. Bà bấm ngón tay nhẫm tính xem ra Kiến Gia hoàng hậu đã đến lúc lâm bồn rồi. Hứa công công nhìn sắc mặt đăm chiêu của nữ chủ lại lên tiếng:

“Đã hai canh giờ rồi, Hoàng hậu có lẽ sinh khó.”

Đàm thái hậu vẫn không tỏ vẻ gì là quan tâm, lo lắng. Gương mặt vẫn bình thản như không nói như ra lệnh:

“Ngươi mau đi mời Phùng Tá Chu đến đây.”

Hứa công công vâng mệnh vội lui ra, Quan Thái Phó Phùng Tá Chu không lâu sau đó đã được triệu kiến. Phùng Tá Chu một thân y phục trắng dáng vẻ ung dung, tự tại tuy là đang cúi đầu hành lễ nhưng lại như chẳng ra dáng một bề tôi vốn thường khúm núm trước mặt chủ nhân. Phong thái đĩnh đạc, ung dung này ngay cả khi đứng trước mặt đấng quân vương cũng chưa từng bị khí thế thiên tử làm cho lu mờ. Đàm Thái hậu vung tay ý chỉ ban ngồi cho Phùng Tá Chu, y vâng lệnh ngồi ngay bên cạnh.

“Thái Hậu hôm nay cho gọi thần không biết trong lòng có phải đang có điều phiền muộn gì?”

“Nỗi phiền muộn của ai gia đâu phải Thái phó không biết.”

Nỗi phiền muộn lớn nhất của Thái Hậu họ Đàm trước nay chỉ có một. Ngoại thích họ Trần thế lực ngày càng lớn, kể từ khi Thuận Trinh phu nhân được sắc phong Kiến Gia hoàng hậu Trần Tự Khánh lại càng như hổ dữ mọc thêm cánh. Huệ Tông đâu phải không biết, nhưng biết rồi thì làm được gì. Có trách chỉ trách họ Lý giờ chỉ còn biết dựa vào họ Trần để bình ổn nội loạn. Nội  bộ bên trong hỗn loạn cục diện bên ngoài lại càng rối ren. Đàm thái hậu bây giờ như ngồi trên đống lửa, lửa cháy càng lúc càng to, lòng người càng lúc càng rối rắm.

“Thái Hậu, người hy vọng tiểu hoàng tôn này là Thái tử hay Công chúa?”

Đứng trước cục diện như hiện tại Phùng Tá Chu lại vẫn có thể điềm nhiên hỏi Thái hậu một câu như vậy. Nếu là theo lẽ thường sợ rằng y có mấy cái đầu cũng không dám thẳng thắn mà hỏi ra câu hỏi đại nghịch này. Bậc đế vương bao giờ mà chẳng muốn có Hoàng tử kế ngôi, thân là thần tử lại hỏi câu hỏi này trong lúc Hoàng hậu đang lâm bồn chẳng phải chuyện tốt lành gì. Nhưng Đàm thái hậu bây giờ chẳng còn tâm trí nào để tâm đến chuyện đó, bởi lẽ dù là hoàng tử hay công chúa thì tiểu hoàng tôn này vẫn là được sinh ra từ người con dâu mà bà chưa bao giờ công nhận. Huệ Tông hoàng đế hậu cung lại chỉ có mỗi một chính thất là Trần Thị Dung chỉ điều này thôi đã khiến Đàm thái hậu tức đến nỗi không nói được nên lời rồi. Vậy nên chỉ cần là đứa con do Trần thị sinh ra thì cũng đều sẽ trở thành công cụ chính trị cho Trần gia, bà nên mong muốn sự chào đời của tiểu hoàng tôn này sao?  

“Hai năm nay thành Thăng Long hạn hán kéo dài. Mấy tháng vừa qua khí trời bắt đầu chuyển biến tốt, thậm chí mấy hôm rồi còn có cả sấm sét, sông Hồng cuộn trào từng đợt sóng thế nhưng cớ sao trời vẫn chưa chịu mưa?”

Đàm Thái hậu phụng sắc không giấu được sự lo lắng, bất an. Phùng Tá Chu nhìn thẳng vào đôi mắt phượng của người từng làm chủ cả một hậu cung. Tuy bà có thái độ lo lắng nhưng mắt phượng lại băng lãnh đến rợn người, tuyệt nhiên không nhìn ra một chút biến sắc khiến y không khỏi thán phục trước khí phách của nữ nhân này.

“Tháng trước tây nam xuất hiện sao chổi ý trời đã định Đại Việt gặp phải chuyện chẳng lành. Đến nay không phải là đã quá rõ ràng rồi sao. Thế cục thế nào Thái hậu chắc hẳn phải rõ hơn vi thần.”

Đàm thái hậu đâu phải nữ nhân bình thường càng không phải là loại người dễ dàng chấp nhận vận mệnh, nếu không từng ấy năm biến loạn bà đã không thể ngồi vững trên ngôi vị này. Phùng Tá Chu thoáng thấy nét biến đổi trong đôi mắt đen lay láy của vị thái hậu liền quay trở nên nghiêm túc hơn. Dù rằng địa vị của y trong lòng quân chủ hay Thái hậu đều nhất thời có chỗ đứng vững chắc nhưng người xưa vẫn có câu “Gần vua, như gần cọp” huống chi lòng dạ đàn bà xưa nay vốn thâm sâu khó lường, chưa biết chừng hôm nay khiến Thái hậu nổi giận đến cái mạng nhỏ y cũng không thể giữ nổi chứ đừng nói đến việc mưu cầu nghiệp lớn.

“Vi thần biết Thái hậu nhất thời sẽ khó mà chấp nhận được. Vậy hôm nay thần cùng Người cược một ván với thiên mệnh.” – Đàm thái hậu vẫn lãnh đạm ngồi trên ghế phượng không một chút chuyển dịch, Phùng Tá Chu lại tiếp lời – “Nếu hôm nay tiểu hoàng tôn của người là thái tử thì phúc đức Thái tổ để lại cho con cháu Lý gia vẫn chưa tận. Nhưng nếu lại là một tiểu công chúa thì mệnh trời khó cãi.”

<Đoàng> Phùng Tá Chu vừa dứt lời bên ngoài liền nổi lên một tận cuồng phong, gió lớn thổi đến tựa như có thể quật ngã cả cây đa già trong sân đình. Tiếng sét lớn đánh vào cây gạo trong vườn thượng uyển để lộ trên thân cây xù xì thứ gì đó mà trong đêm tối nhất thời không nhìn rõ được. Cơn mưa rào ào ào đổ xuống Thăng Long. Cơn mưa đầu tiên trong suốt hai năm nay, mưa to phủ trắng khắp cả kinh thành như đang xoa dịu nỗi đau bách tính đã phải chịu.

Đàm thái hậu ngồi trên ghế phượng, gương mặt dãn ra, ánh mắt cũng dịu đi vài phần. Lẽ nào vận khí Lý gia chưa tận. Bà đưa mặt nhìn về phía Phùng Tá Chu, y một thân bạch y đứng trước cửa nhìn ra khoảng sân trước điện Trường Xuân đang tắm táp trong cơn mưa mát lạnh đầu thu, tà áo trắng bay phất phơ trong gió, gương mặt lãnh đạm nhưng khóe môi như thoát ẩn, thoát hiện một nụ cười nhạt. Cùng lúc này điện Thanh Loan vang lên tiếng oa oa của trẻ con. Viên tổng quản chạy hớt hải khắp hoàng cung, miệng không ngừng rao: “Hoàng hậu sinh rồi, hoàng hậu sinh rồi.”

Đàm thái hậu tay siết chặt ghế phượng, Phùng Tá Chu nụ cười nhàn nhạt trên môi. Cả hai vẫn cứ yên lặng như vậy, yên lặng trông chờ kết quả. Hứa công công nhạnh nhẹn bước vào hành lễ với Thái hậu, nói:

“Bẩm Thái hậu, Kiến Gia hoàng hậu vừa hạ sinh một tiểu công chúa.”

“Tiểu công chúa.” Ba tiếng này như mũi dao cứa vào lòng Đàm thái hậu. Bà ngã người ra sau ghế phượng, hai tay siết chặt thành ghế, mặt phượng nhắm lại đầy mệt mỏi. Phùng Tá Chu cúi người hành lễ, rồi lui ra. Vừa ung dung bước đi y vừa đọc bài sấm truyền lâu đời trong nhân gian:

“Nhất bất công đức thủy
Tuỳ duyên hoa thế gian.
Quang quang trùng chiếu chúc.
Một ảnh nhật đăng san" (1)

Đàm thái hậu buông thõng hai tay, hai hàng lệ trong như pha lê không biết từ khi nào đã lăn dài trên khuôn mặt.

***

Thanh Loan điện sáng bừng ánh đèn, người ra kẻ vào tấp nập vô cùng. Tuy nói Kiến Gia hoàng hậu là nữ nhân Huệ Tông yêu thương nhất, nhưng Huệ Tông vì có bệnh trong người nên cũng chẳng thể ở bên hoàng hậu lúc người lâm bồn. Bên ngoài cửa là Trần Tự Khánh và Trần Thủ Độ hai đại tướng của Đại Việt dù trong võ phục hay thường phục cũng chẳng thể che giấu được vẻ oai phong lẫm liệt, khí phách hiên ngang vốn đã thấm vào máu. Phùng Tá Chu chắp hai tay vào nhau người hơi cúi có ý chào hỏi Trần Tự Khánh và Trần Thủ Độ. Hai người họ Trần cũng chắp tay trả lễ. Ba người bọn họ cứ đứng bên ngoài cửa đợi một lúc lại thấy bà đỡ bồng ra một tiểu hài tử. Tiểu công chúa khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt nhắm nghiền trông vô cùng đáng yêu.

“Hoàng hậu mệt quá đã ngủ thiếp đi rồi, các vị đại nhân không cần quá lo lắng.” – Bà đỡ khéo léo nhận ra sự lo lắng của ca ba người nên thông báo một tiếng.

Trần Tự Khánh đưa tay đón lấy đứa cháu gái đáng yêu từ tay bà đỡ. Đôi tay chai sạn chỉ quen với kiếm cung bình thường rất linh hoạt nay lại trở nên lung túng, vụng về vô cùng. Tiểu công chúa bỗng mở mắt nhìn Trần Tự Khánh. Những tưởng đứa trẻ này khi nhìn thấy trước mặt là vị tướng có dáng vẻ hung tợn sẽ khóc thét vì sợ, ấy thế mà tiểu công chúa lại còn nhoẻn miệng cười một cái với y khiến cho cả ba người Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ và Phùng Tá Chu không khỏi ngạc nhiên.

Phùng Tá Chu nhìn tiểu công chúa đang nằm ngoan ngoãn trong lòng Trần Tự Khánh không khỏi lắc đầu một cái, khuôn mặt tỏ rõ phiền muộn. Hành vi vừa rồi lại vô tình lọt vào mắt của Trần Thủ Độ, Trần Thủ Độ lại không hỏi nguyên do, lý nào cả ông cũng biết vì sao. Phùng Tá Chu cáo trừ hai vị đại tướng rồi lui về phủ.

Đêm đã muộn, cả thành Thăng Long chìm trong bóng đêm. Hương thơm ngào ngạt của hoa quỳnh được gió đưa đi khắp nơi. Phùng Tá Chu lệnh cho người phu xe dừng ngựa, y bước ra khỏi xe, bầu không khí sau cơn mưa còn thấm đẫm hơi nước khiến y bất giác rùng mình. Ven đường từng khóm hoa quỳnh đã nở rộ từ khi nào. Sắc trắng tinh khiết cùng mùi hương nhẹ dịu khiến Phùng Tá Chu lưu luyến chưa muốn rời đi. Mãi đến khi tiếng gà gáy từ nơi nào đó vọng lại, hoa quỳnh cũng dần tàn lụi trước khi ánh bình minh ngày mới chiếu rọi vạn vật y mới miễn cưỡng lên xe trở về phủ.

Hoa quỳnh trong đêm, loài hoa chỉ có thể  phô trương vẻ đẹp tuyệt mỹ của mình khi màn đêm dần nhấn chìm vạn vật. Phùng Tá Chu xoay xoay đóa hoa quỳnh đã sớm tàn lụi trong tay, bỗng nhiên y lại nhớ về hình ảnh tiểu công chúa. Công chúa nhà Lý, phải chăng cũng là vị công chúa cuối cùng. Không biết vì sao trong lòng lại dâng lên chút gì đó chua xót. Ngay từ lúc nhìn thấy công chúa say giấc trong vòng tay bà đỡ đến khi nở nụ cười trong vòng tay Trần Tự Khánh bản thân Phùng Tá Chu dường như đã ý thức được điều gì đó về vận mạng, cuộc đời của đứa trẻ này. Khuôn mặt bình yên ấy ngay cả khi nằm trong vòng tay vị đại tướng mà đao đã nhuốm máu không biết bao người. Không phải vì chỉ mới là một đứa bé sơ sinh, phải chăng đó là khí chất trời sinh đã có. Dù thế nào hiện tại thật tâm y chỉ mong đứa bé ấy đừng như đóa hoa quỳnh này.

***

Đại Việt hai năm nay hạn hán kéo dài, khiến cuộc sống bách tính trở nên khốn khổ. Loạn trong nước chưa dẹp yên, mà vua lại sinh bệnh trong người nên đành dựa hết vào họ Trần. Nhân gian truyền tụng một việc trước nay chưa từng có: Trời không mưa nhưng mây đen lại che phủ cả thành Thăng Long, sấm chớp rền trời, hai năm hạn hán nhưng nước sông Hồng dường như chưa bao giờ cạn, người dân không lấy được nước sông, lại không thể đưa nước vào ruộng đồng…đã là chuyện quái lạ nhất từ xưa đến nay rồi.

Tháng 9, năm Kiến Gia thứ 8 (1218) hoàng thứ nữ sinh, sau phong làm công chúa Chiêu Thánh.

Từ ngày Chiêu Thánh sinh khí trời đã ôn hòa trở lại, mưa thuận gió hòa, nhưng nước sông Hông vẫn chưa thôi chảy xiết. Liệu rằng Đại Việt có phải đón thêm trận cuồng phong, bão táp nào?


-----------------------------------------------------------

(1) Tương truyền rằng Lý Thái Tổ khi xa giá về Cổ Pháp ngự chơi chùa ở hương Phù Đổng, có thần nhân đề thơ này ở cột chùa nghĩa là:

Một bát nước công đức của Phật
Theo duyên sinh hoá ở thế gian.
Sáng rực hai lần đuốc rọi
Mặt trời gác núi là hết bóng.

Người đời truyền tụng, không ai biết thơ ấy nói thế nào. Đến khi nhà Lý mất, mới cho bài thơ linh nghiệm. Vì từ  đời Huệ Tông trở lên  đến Thái Tổ là tam  đời mà Huệ Tông tên là Sảm, tức là mặt trời gác núi.



Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Bình luận về bài viết

Bạn cần để bình luận về bài viết


Nếu chưa có tài khoản bạn vui lòng tài khoản

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất